Tại sao khách hàng vào website nhưng lại không mua hàng?
Tại sao khách hàng vào website nhưng lại không mua hàng?
Bán hàng online hiện nay đang là ngành nghề hot được nhiều người quan tâm. Thế nhưng việc bán hàng trên website không hề dễ dàng như bạn tưởng. Nhiều khi khách hàng vào website nhưng lại không mua hàng, tại sao vậy?
Khách hàng không mua hàng trên website dù đã làm mọi cách
Có rất nhiều người làm giàu nhờ bán hàng online trên các mạng xã hội hoặc tại website của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thất bại với chiến lược kinh doanh này. Tại sao lại như vậy? Đôi khi người ta cứ ngỡ mảnh đất kinh doanh là một vùng màu mỡ với toàn màu hồng. Tuy nhiên hoa hồng đẹp vẫn thường có gai sắc nhọn. Nếu bạn không có những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp thì sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng bị nhấn chìm trong guồng cạnh tranh khắc nghiệt này.
Chúng ta vẫn đang cố tìm mọi cách để thu hút khách hàng vào website của mình bằng tất cả nỗ lực và chi phí: quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads, viết bài PR, chạy CPC, viết Email marketing, SEO hay viral qua mạng xã hội. Nhưng khi khách vào website rồi lại thờ ơ đi ra, vậy bạn đã sai ở bước nào rồi?
Bạn nên nhớ khi khách hàng đã click vào quảng cáo của bạn nhưng không mua hàng thì bạn đã tiêu tốn 1k – 50k vô nghĩa rồi. Dù cho hình ảnh quảng cáo hấp dẫn hay thông điệp truyền tải gây thu hút. Nhưng nếu website của bạn như một ngôi nhà đơn điệu, nhàm chán chẳng nổi bật như quảng cáo đề cập thì chẳng thể nào níu giữ được chân khách hàng đâu.
Luôn làm mới nội dung và bày ra miếng mồi ngon nhử khách
Trong mỗi landing page (Trang đích của ads), hãy bày ra những thứ thơm ngon, hấp dẫn kích thích sự mua sắm của khách như hàng Sale khủng, giảm giá đặc biệt, mua combo, mua 2 tặng 1,….Khách sẽ thích thú và dạo 1 vòng quanh website của bạn xem có món đồ nào phù hợp đang sale không? Nếu kho hàng sale không có đồ thích hợp, nếu kho hàng mới có món đồ hợp ý họ nhưng giá cả vừa tầm thì họ vẫn sẵn sàng móc hầu bao chi trả.
Ngoài việc xả hàng giá rẻ, bạn cần xây dựng một vài ưu đãi bên lề như freeship khi mua hóa đơn 1 triệu chẳng hạn. Hoặc tặng voucher giá trị 100k cho lần mua sau khi mua 1 triệu trở đi. Vậy sẽ kích thích khách hàng quay lại lần nữa để mua sắm, bởi họ sẽ không muốn bỏ phí 100k này đâu.
Do đó, ngoài những thứ sale hấp dẫn thì các mặt hàng khác cũng phải luôn được làm mới theo đúng xu hướng, trào lưu để níu giữ khách hàng nhé!
Website cần đầy đủ mọi thông tin để chiếm sự tin tưởng của khách
Bạn cứ thiết kế website theo định hướng như sau: Hãy show sản phẩm bán chạy nhất, được nhiều người xem nhất, độc đáo nhất để khách hàng có thể hình dung website bán hàng gì, chủ đạo theo phong cách gì. Bạn cứ tưởng tượng mình bước vào 1 nhà hàng, bạn sẽ hỏi nhân viên phục vụ xem ở đây có món gì ngon, đặc sản nổi bật là gì? Món gì khách hàng thường ăn nhất?….Bạn cứ xác định theo phương hướng đó thì chắc chắn sẽ nhắm trúng tâm lý của khách hàng ngay thôi.
Ngoài ra, hãy làm sáng tỏ những vấn đề khác như chính sách vận chuyển, đổi trả hàng hóa, hình thức thanh toán để khách hàng không còn lăn tăn khi mua sắm. Các chính sách này nên xuất hiện ở nơi rõ ràng của website.
Điều quan trọng nhất, nếu không có địa chỉ hay số điện thoại hotline để liên hệ, khách hàng sẽ thiếu sự tin tưởng khi mua hàng đấy. Do đó trên website nhất định phải có dòng chữ nhấn mạnh “Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin gọi về XXXX”.
Bước đặt hàng phải tiện lợi, nhanh gọn
Hầu hết các bước đặt hàng trên website chưa được tối ưu kĩ. Nhiều khách hàng họ thực hiện được 2 bước đầu nhưng giả sử mạng chập chờn hoặc mất điện, đến lúc họ đặt tiếp thì phải đặt lại từ đầu. Hoặc giả sử thực hiện xong tất cả các bước nhưng khi nhấp vào nút đặt hàng lại hiện thêm rất nhiều bước khiến khách nản. Theo thống kê cho thấy, rất nhiều khách hàng đã chọn mua vào giỏ hàng nhưng lại không chịu hoàn thành đơn hàng. Lý do chính là thiết kế giao diện website quá lằng nhằng khiến khách hàng mệt mỏi khi thực hiện đặt hàng. Hoặc giao diện khó sử dụng quá khiến khách muốn sửa đổi thêm món, bỏ món, đổi món không được. Lúc đó suy nghĩ của họ sẽ là không đặt gì hết.
Vậy bài học đặt ra là phải lên các bước đặt hàng rõ ràng, minh bạch. Càng ít bước càng tốt. Đôi khi chỉ cần họ tên, số điện thoại là đủ để nhân viên tư vấn có thể gọi lại hoàn thiện đơn hàng. Bên cạnh đó cần đưa ra những chính sách khuyến khích khách đặt hàng như: tặng điểm thưởng, tặng voucher kêu gọi như “tặng ngay voucher trị giá 50.000đ nếu bạn đặt hàng trong hôm nay”.
Lưu ý khác, thường thì phải đăng kí, đăng nhập làm thành viên mới mua được hàng. Hãy bỏ ngay những vấn đề rắc rối đó. Website của bạn có thể chấp nhận khách vãng lai mua hàng và tự động lưu thông tin của họ vào cookies nếu lần sau họ có quay lại. Như vậy vừa mang lại sự thuận tiện cho khách vừa nâng cao chất lượng dịch vụ của cửa hàng.
Khai thác khách hàng triệt để nhất
Nếu khách vào website rồi nhưng không muốn mua hàng hoặc muốn mua nhưng không tìm thấy món đồ thích hợp.. Hãy cố lấy thông tin của khách bằng những bảng mẫu để lại số điện thoại hoặc email. Rồi 1 ngày đẹp trời nào đó, shop sẽ gửi thông báo cho khách rằng họ nhận được voucher trị giá 100k dùng để mua sản phẩm bất kỳ trên website của bạn. Chắc chắn khách sẽ không lãng phí 100k từ đâu rơi xuống này rồi. Đây là cách mà Lazada đã áp dụng và rất thành công.
Nhưng nhớ là giá trị sử dụng voucher 100k đó chỉ có trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời tạo thật nhiều ưu đãi để khách hàng mua sắm thật nhiều, tránh để khách chọn đồ chỉ trong khoảng hơn 100k đổ lại. Như vậy mọi cố gắng của bạn lại trở thành công cốc rồi.
Giữ liên lạc với khách hàng
Việc giữ liên lạc với người khách hàng sẽ tạo ra một cảm giác gần gũi với thương hiệu của. Hãy tạo những thông báo hàng tháng miễn phí về các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Và sau khi bạn đã có địa chỉ email của họ, hãy gửi thông tin về những chương trình khuyến mãi, những bộ sưu tập mới về để thu hút họ quay trở lại trang web của bạn. Như vậy, bạn sẽ có được những khách hàng trung thành, thường xuyên truy cập vào website của bạn.
Bám đuôi quyết liệt khách hàng
Bẫy đủ kiểu rồi mà vẫn không thu hút được khách hàng thì hãy đặt code retargeting (FB pixel, Addroll,…). Công cụ này có tác dụng đeo bám khách hàng bằng chiến thuật marketing để hiện những sản phẩm, dịch vụ của mình trên hệ thống website khác dù khách không truy cập vào website của mình. Việc làm này nhằm tạo sự chú ý của khách hàng, khiến họ nhớ đến tên tuổi, thương hiệu của bạn.
Dorola Team