Khi nghĩ về trải nghiệm người dùng, thật sai lầm khi nghĩ rằng mọi thứ chỉ dừng lại ở tính năng và giao diện, và chúng ta có khuynh hướng thiết kế tính năng theo một lối mòn trong requirement. Vấn đề thực tế nằm ở chỗ tính năng chỉ đơn giản là một phần nhỏ của sản phẩm. Chúng chỉ là một số trong rất nhiều giải pháp cho những vấn đề của người dùng liên quan đến sản phẩm. Tư duy sản phẩm cần phải suy nghĩ về những vấn đề cụ thể của người dùng, các công việc phải làm, về mục tiêu và doanh thu.
Cốt lõi của trải nghiệm người dùng không phải là các tính năng, thực tế nó chính là mục đích sử dụng sản phẩm của người dùng. Cốt lõi trải nghiệm người dùng của Uber là có thể dễ dàng bắt một chiếc taxi bất cứ lúc nào. Đếm ngược, hiện thị chính xác thời gian taxi đến, con đường ngắn nhất sẽ là những tính năng phù hợp để tạo ra trải nghiệm này. Có một mối tương quan một chiều giữa tính năng và sản phẩm: tính năng không hoạt động mà không có sản phẩm. Đây là lý do mà designer nên suy nghĩ về sản phẩm trước hết.
Khám phá những công việc mà sản phẩm được sử dụng
Một sản phẩm luôn có một giá trị sử dụng cho người dùng, về cơ bản thì đó là lý do sản phẩm tồn tại. Nó đáp ứng một nhu cầu hoặc giải quyết một vấn đề nào đó của người dùng. Bằng cách đó, nó sẽ trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn. Nếu vấn đề không tồn tại, hoặc giải pháp không giải quyết được vấn đề thì sản phẩm sẽ trở nên vô dụng và người dùng sẽ không sử dụng nó, điều đó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của sản phẩm. Giải pháp sai lầm có thể sữa chữa nhưng vấn đề không tồn tại thì không thể chỉnh sửa được tất cả. Vậy làm thế nào chúng ta chắc chắn có thể giải quyết một vấn đề? Tuy chúng ta không thể chắc chắn 100% nhưng vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ tối đa nhất bằng cách quan sát và nói chuyện với mọi người. Từ đó chúng ta có thể khám phá vấn đề và đưa ra giải pháp mà khách hàng mong đợi
Sau đây là một câu chuyện khá nổi tiếng. Clay Christensen là một ví dụ khi cố gắng cải thiện doanh số bán hàng của sữa lắc. Ông cố gắng tăng vị ngọt của sữa cũng như tạo ra nhiều mùi vị hơn và nhẹ nhàng tăng kích thước của ly kem lên một xíu. Không có gì xảy ra cho đến khi ông quan sát khách hàng của mình. Ông thấy rằng mục đích mua sữa lắc của họ là để làm cho việc lái xe buổi sáng của họ bớt nhàm chán hơn. Lợi ích lớn nhất của sữa lắc là nó có khả năng lấp đầy dạ dày cao hơn những thức uống khác. Nó thực sự là một vấn đề, khách hàng hoàn toàn không có ý tưởng về nó. Christensen đã đưa ra các giải pháp thiết kế cho cốc đựng sữa có thể dễ dàng đặt trong khay đựng vật dụng trong xe hơn, làm cho sữa đặc hơn để kéo dài thời gian uống. Những giải pháp này tạo ra hiệu quả doanh thu không thể ngờ tới.
Hãy suy nghĩ về sản phẩm và xây dựng tính năng phù hợp với người dùng
Suy nghĩ về sản phẩm giúp bạn xây dựng thành công tính năng của nó. Bằng việc xác định các vấn đề cần khắc phục, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “tại sao chúng ta phải xây dựng sản phẩm này?” Xác định đối tượng “ những người nào gặp phải vấn đề này?” và xác định các giải pháp “làm sao chúng ta làm điều này?” Sẽ cung cấp những hướng dẫn cần thiết để chúng ta tạo nên tính năng mới. Đưa ra mục tiêu sẽ giúp chúng ta đo lường được sự thành công của tính năng này.
Giải pháp phù hợp với vấn đề
Sản phẩm trở nên có ý nghĩa khi cung cấp các giải pháp phù hợp với các vấn đề đã được khám phá. Giải pháp này mô tả cách các vấn đề được giải quyết. Vì thế giải pháp phù hợp sẽ định nghĩa giá trị cốt lõi của trải nghiệm người dùng. Các tính năng cụ thể có thể mở rộng trải nghiệm hoặc hỗ trợ cho những cốt lõi của trải nghiệm nhưng không thể thay thế nó. Interaction Designe và Visual Design có thể tạo nên một sản phẩm đẹp, sử dụng dễ dàng, nổi bật hơn các sản phẩm khác mặc dù không tạo nên ý nghĩa cho sản phẩm. Đó chính là lý do vì sao một giải pháp phù hợp rất quan trọng đối với một sản phẩm.
Định nghĩa sản phẩm
Khi nghĩ về sản phẩm, UX designer sẽ có thể trả lời những câu hỏi sau đây đầu tiên: Chúng ta giải quyết những vấn đề nào? (vấn đề của người dùng) Chúng ta thực hiện điều này vì sao? (Đối tượng mục tiêu) Tại sao chúng ta làm điều này? (Mục đích) Chúng ta làm điều này bằng cách nào (Chiến lược) và chúng ta muốn đạt được những gì? (Kết quả kinh doanh) Tiếp sau đó mới là suy nghĩ về những gì chúng ta đang làm (Tính năng)
Sức mạnh của suy nghĩ về sản phẩm
Suy nghĩ về sản phẩm cung cấp cho designer lợi thế cho việc xây dựng những tính năng phù hợp với người dùng. Nó giúp chúng ta hiểu trải nghiệm người dùng một cách toàn diện nhất chứ không chỉ như Interaction hoặc Visual Design của tính năng. Nó đảm bảo sẽ giải quyết các vấn đề thực tế của người dùng và giảm nguy cơ của việc xây dựng những tính năng không mong đợi. Nó cung cấp sức mạnh để đưa ra quyết định đúng đắn khi xây dựng tính năng.
“ Xây dựng các tính năng thì dễ nhưng xây dựng các tính năng thích hợp với người dùng mới là một thách thức”
Suy nghĩ về sản phẩm giúp các designer đặt những câu hỏi đúng đắn, xây dựng các tính năng phù hợp và giao tiếp với các bên liên quan một cách hiệu quả hơn. Nó cho phép các designer có thể nói “không” hoặc do dự trước khi đưa thêm tính năng mới. Bất cứ khi nào một tính năng mới được yêu cầu hoặc ai đó có ý tưởng về sản phẩm mới , các designer có thể đặt ra những câu hỏi đúng trước khi vẽ wireframes hoặc bố trí ưa thích. “Liệu nó có phù hợp với sản phẩm?” Liệu nó có đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng?” “Có phải mọi người muốn hoặc cần nó?” Những điều này sẽ giúp cho sản phẩm đạt hiệu quả chất lượng cao nhất.
Kết luận
Suy nghĩ về sản phẩm chắc chắn sẽ giúp cho designer xây dựng những tính năng phù hợp cho người dùng thích hợp, giải quyết các vấn đề thực tế. Nó tạo nên các quyết định đúng đắn và là nền tảng để có được một sản phẩm thành công mà người dùng mong muốn. Suy nghĩ về sản phẩm sẽ tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp giữa người quản lý sản phẩm với UX designer và từ đó dẫn đến một sản phẩm hoàn hảo. Đó là lý do vì sao suy nghĩ về sản phẩm trở nên quan trọng hơn trong UX Design.